Đồng thời, Hội thảo cũng là dịp định hướng, giới thiệu phương pháp tiếp cận hợp tác đầu tư theo chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng, nhân lực trình độ cao, du lịch, nông sản…cho các nhà đầu tư Việt Nam khi tham gia vào thị trường Bắc Úc.
Tham dự hội thảo có GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE; ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn VABIS, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Văn phòng đại diện VAFIE tại TP.Hồ Chí Minh; Ms Yin Li, Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP. Hồ Chí Minh; đại diện các bộ, ngành; tổ chức quốc tế tại Úc, Mỹ…
Đánh giá về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào vùng Bắc Úc giành cho các nhà đầu tư Việt Nam, GS. TSKH Nguyễn Mại cho rằng, tiếp tục với định hướng hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác đa phương và song phương thì hợp tác Việt Nam – Australia là một trong những điển hình về khai thác tốt tiềm năng, vị thế theo xu thế đổi mới và sáng tạo. Cuối năm 2021, việc Thủ tướng Chính phủ của hai nước đã ký bản chiến lược mới về tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam và Australia là sáng kiến của hai nước không chỉ thúc đẩy đầu tư thương mại mà còn góp phần phát triển các lĩnh vực đào tạo nhân sự chất lượng cao, công nghệ, an ninh quốc phòng…
Ông Nguyễn Mại cho biết, tiếp tục với tinh thần hợp tác chiến lược đó thì VAFIE và Tập đoàn VABIS đã có những sáng kiến, định hướng mới trong việc hợp tác khai thác tiềm năng to lớn ở vùng Bắc Úc, góp phần vào chiến lược hợp tác phát triển giữa hai quốc gia. Bằng chứng là VAFIE và VABIS đã xây dựng "Chiến lược giao thương và hợp tác đầu tư Việt Nam - Bắc Úc" cùng với những hành động mạnh mẽ và cụ thể. Tháng 5/2022, nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mang tính nền tảng để cụ thể hóa việc thực thi "Chiến lược giao thương và hợp tác đầu tư Việt Nam - Bắc Úc", Đoàn công tác của VAFIE đã thăm chính thức và làm việc với Chính quyền Bắc Úc. Tại đây, VAFIE luôn nhận được sự đồng thuận, tạo điều kiện từ Chính quyền Bắc Úc, Phòng Thương mại Bắc Úc, Cao ủy đầu tư Bắc Úc…trong việc đặt nến móng và thu hút các nhà đấu tư lâu dài.
Và ở chiều ngược lại, Chính quyền Bắc Úc cũng vừa ban hành "Chiến lược hợp tác quốc tế của Bắc Úc giai đoạn 2022-2026", trong đó Việt Nam được xếp vào top 6 quốc gia ưu tiên cao trong hợp tác đầu tư với Bắc Úc.
Chủ tịch VAFIE cho biết thêm, sau khi nghiên cứu 5 chiến lược phát triển của Bắc Úc thì về phía VAFIE, VABIS cũng đã vạch ra các định hướng, lồng ghép phù hợp vào chiến lược đó. Hiện nay Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam đang chú trọng xem xét một số đề xuất của VAFIE trong việc tăng cường, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Việt Nam tham gia thị trường Bắc Úc . Và đây là thời chín muồi, phù hợp nhất để các nhà đầu tư Việt Nam bắt tay vào vùng Bắc Úc.
Còn theo ông Nguyễn Ngọc Mỹ thì Chiến lược giao thương và hợp tác đầu tư Việt Nam – Bắc Úc nói riêng và Việt Nam - Australia nói chung là tiền đề, mô hình thí điểm thúc đẩy các nhà đầu tư Việt Nam vươn ra thì trường nước ngoài. Về chiến lược đầu tư lâu dài thì vùng Bắc Úc là thị trường hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi như sự đồng thuận, tạo điều kiện của chính quyền, vị trí địa lý, tài nguyên, văn hóa…, chính vì vậy các nhà đầu tư Việt Nam cần nhanh chóng hướng tới và nghiêm túc xem xét tham gia; trong đó dư địa phát triển chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng là rất tiềm năng và hiệu quả, việc Tập đoàn Hòa Phát mua mỏ sắt tại vùng này là một ví dụ…Ông Nguyễn Ngọc Mỹ cho biết hiện nay, chuỗi cung ứng ngành xây dựng tại Úc, Vabis Group đang triển khai bởi hệ sinh thái đa dang gồm: Kiến trúc, thết kế, tổng thầu, thầu phụ các loại, cung ứng vật tư, vật liệu, tư vấn giám sát, trang trí nội thất…Cón đối với xuất khẩu lao động tay nghề cao sang Bắc Úc, đang thực hiện bới Công ty VVBI sẽ tuyển chọn, đào tạo, thi chứng chỉ nghề đạt tiêu chuẩn Úc; xin Visa lao động theo diện tay nghề làm việc cho các công ty thành viên Vabis Group tại Úc.
Trong khi đó, tại Khung phát triển kinh tế Bắc Úc, ngài Michael Gunner, Thủ Hiến Bắc Úc, đã nhấn mạnh: "Chúng ta đang hoạch định tương lai với những kế hoạch dài hạn và rõ nét cho nền kinh tế Bắc Úc. Thực thi Khung phát triển kinh tế này sẽ cải thiện tiêu chuẩn sống của chúng ta, ổn định kinh doanh và ngành nghề, đảm bảo việc làm và cuộc sống phong phú cho con em của chúng ta trong tương lai.
Chính quyền xác nhận rằng để phát triển thì cần phải có sự hợp tác giữa các khu vực công, tư và phi lợi nhuận, bao gồm cả chủ sở hữu đất đai thổ dân. Vai trò của Chính quyền là hỗ trợ phát triển - thông qua đầu tư hạ tầng, con người và các mối quan hệ - nhưng tăng trưởng và việc làm thì phải do đầu tư của khu vực tư nhân. Năng lực đầu tư và kinh doanh của khu vực tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế…
Vị trí của Bắc Úc như là cửa ngõ với Châu Á, đóng vai trò như là một trung tâmquốc phòng then chốt, nổi tiếng về hấp dẫn khách du lịch, giàu nguồn khoángsản, khí đốt, dầu mỏ và nông nghiệp, tất cả những điều này cung cấp các cơ hộichiến lược đáp ứng yêu cầu đòi hỏi để tăng trưởng kinh tế tương lai. Những lợithế chiến lược này cũng cung cấp các cơ hội để tăng trưởng các ngành dịch vụnhư: sức khỏe, giáo dục, và nghiên cứu. Bắc Úc có dân số là 245000 người và diện tích 1,3 triệu km2, chiếm 17% diện tíchđất toàn nước Úc. |
Theo Lê Mạnh / Ngày Mới Online