Thủ khoa chia sẻ bí quyết “chắc suất” vào đại học

07/12/2022 16:41

Sắp xếp thời gian hợp lý trong việc học, hơn hết chính khả năng tự học của bản thân mình, ở trường thầy cô chỉ có thể dạy cho bạn một phần nào thôi chứ không thể dạy tất cả. Cần làm bài tập nhiều, đọc nhiều sách và rút ra những cách giải hay và ngắn gọn.

  • 16:41 ,07/12/2022

Sắp xếp thời gian hợp lý trong việc học, hơn hết chính khả năng tự học của bản thân mình, ở trường thầy cô chỉ có thể dạy cho bạn một phần nào thôi chứ không thể dạy tất cả. Cần làm bài tập nhiều, đọc nhiều sách và rút ra những cách giải hay và ngắn gọn.

Đó là những chia sẻ của các thủ khoa trong buổi “Đối thoại cùng thủ khoa” do Trường THPT Lê Trọng Tấn phối hợp với Công ty eTeacher tổ chức.

Thời điểm vàng

Phan Thị Hương, thủ khoa khối C00 năm 2021, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết: “Ôn thi khối C vào thời điểm này, tuy không phải quá gấp cho các bạn nhưng việc xác định lộ trình, phương pháp học rất quan trọng. Sử, địa là những môn trắc nghiệm, kiến thức chủ yếu tập trung vào chương trình 12 nên các bạn chỉ cần học vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, không cần luyện đề hay học thêm nhiều về kiến thức nâng cao”.

Học sinh thích thú nghe các thủ khoa chia sẻ bí quyết

Thay vào đó, Hương khuyên các bạn nên tập trung vào môn ngữ văn. Đầu tiên, nên học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Hương nói: “Có thể có những bạn sẽ hỏi mình rằng: Thi tốt nghiệp và đại học không có chương trình lớp 12, vậy tụi em cần gì học nó? Mình cũng đã từng có suy nghĩ như thế, với tư cách là một người đi trước, đã từng trải qua kì thi này, mình khuyên các bạn rằng hãy học thật chắc phần đó. Bởi một số tác giả hay nhiều kiến thức nghị luận quan trọng bạn sẽ gặp lại một lần nữa trong chương trình lớp 12. Khi nắm chắc kiến thức thì nó chính là cơ sở để bạn vận dụng, so sánh để bài làm của mình sâu sắc hơn tạo điểm cộng cho bài”.

Hương nhắc đi nhắc lại và rất tâm đắc đó là xây dựng lộ trình học ngày từ lớp 10, 11. Thi đại học không cần quá nhiều về kiến thức văn bản lớp 10,11 nhưng thời điểm này là thời điểm vàng để các bạn học kĩ năng xử lí đề bài. Khi nhuần nhuyễn kĩ năng này, khi làm bất kì dạng đề nào đều xử lí tốt, đi đúng hướng mà yêu cầu cần làm để từ đó nâng số điểm của mình lên. Xử lí và xác định đúng hướng cũng là cách tiết kiệm được thời gian trong quá trình xác lập ý và làm bài.

Vậy kĩ năng xử lí đề bài là gì? Hương giải thích: “Đó là cách các bạn học cách tạo lập ý cho các dạng đề. Đề thi không có quá nhiều dạng đề mà người ra để chỉ đổi các hỏi. Việc của các bạn là gom lại những cách hỏi đó, cho vào các dạng khác nhau. Bạn sẽ biết được dạng nào thì cần làm những ý nào để đảm việc đúng, đủ ý và bài hay hơn”.

Trong quá trình học tập, kiến thức rất nhiều nên Hương khuyến khích các bạn học theo ý, học hiểu chứ không học thuộc các bài văn mẫu. Từ việc học ý, học cách khai triển ý và tạo thành bài văn. Qua quá trình rèn luyện viết bài, bạn sẽ tự hình thành được cách viết riêng cho mình, không phụ thuộc vào các bài mẫu để từ đó mạch văn tốt hơn, trôi chảy hơn. Việc học quá nhiều bài văn mẫu cũng sẽ khiến bị rối và khó có thể nhớ một lúc nhiều kiến thức được.  

Lộ trình ôn tập như thế nào?

Theo bạn Kim Trọng Duy, thủ khoa khối A01 năm 2021, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, môn toán đa số đòi hỏi làm việc với những con số và phần tính toán cẩn thận. Hãy học kỹ lý thuyết, vận dụng linh hoạt các định lý để giải tốt những bài toán yêu cầu đề ra. Cần làm bài tập nhiều, đọc nhiều sách và rút ra những cách giải hay và ngắn gọn, cần phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, làm bài tập đầy đủ trong sách giáo khoa và sách bài tập. Qua mỗi bài tập đó chúng ta sẽ rút ra những kinh nghiệm giải toán cho bản thân, từ đó môn toán của bạn sẽ được cải thiện.

Duy còn đưa ra một lộ trình ôn tập tổng quát dành cho những bạn bắt đầu ôn từ bây giờ.

Giai đoạn I (tháng 12, 1, 2): Hệ thống kiến thức trong học kì I vừa rồi, đồng thời cần dành thời gian hệ thống các kiến thức căn bản của lớp 11. Tập trung ôn luyện thi học kì I. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để luyện đề và nắm chắc phần kiến thức nửa năm đầu lớp 12. Lượng kiến thức khi kết thúc học kì I chiếm tỉ lệ tương đối nhiều trong đề thi THPT quốc gia. Do đó, việc luyện đề có thể bắt đầu dễ dàng hơn. Sau kì thi học kì, hệ thống lại những việc cần làm cho một giai đoạn ôn luyện mới. Lên mục tiêu ôn luyện mới (không còn là ôn thi HK1).  Hệ thống lại kiến thức, bù đắp những lỗ hỏng kiến thức. Tìm kiếm tài liệu cần thiết. Lên thời gian biểu ôn thi trọng điểm ứng với mục tiêu đã đề ra ở trên. Giải các bài tập với mức độ ôn tập tương ứng.

Các thủ khoa truyển cảm hứng và hướng dẫn thế hệ sau chuẩn bị học tốt

Giai đoạn II (tháng 3, 4, 5): Giai đoạn bứt phá trong ôn luyện thi. Nghiên cứu chuyên sâu các câu trung bình, khó. Bám sát ma trận đề thi chuẩn của Bộ. Nắm chắc các dạng câu hỏi sẽ xuất hiện trong đề thi. Bắt đầu giải đề với thời gian thật. Thuần thục giải nhanh các bài mức độ dễ, trung bình dễ. Nắm chắc các bí kíp, các kỹ năng, các mẹo thông qua luyện đề. Ôn luyện lý thuyết và tăng dần số lượng giải đề nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giải đề. Nếu chất lượng giải đề giảm sút, bù đắp ngay những lổ hỏng kiến thức. Làm chủ thời gian giải đề, điều chỉnh thời gian cho hợp lý.

Giai đoạn III (tháng 6): Giai đoạn rất quan trọng chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Ôn lại kiến thức một cách nhẹ nhàng. Nắm vững nằm lòng các kiến thức, các kĩ năng giải đề. Hoàn toàn làm chủ được phân bổ thời gian trong giải đề.

Bám sát sách giáo khoa

Nguyễn Công Khải, Thủ khoa đầu vào ngành Quản lý Nhà nước kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy của Học viện Cán bộ TP.HCM năm 2022 khẳng định: “ Để học tốt các môn khoa học xã hội, chúng ta cần bám sát sách giáo khoa vì đây là tài liệu đã được tổng kết và tinh gọn đầy đủ các kiến thức. Các bạn nào muốn lấy điểm cao hơn, nhất là các bạn học sinh lớp 10 đã định hướng theo khối C thì có thể tham gia các đội tuyển học sinh giỏi văn - sử - địa để học kiến thức nâng cao. Bản thân mình đã tham gia đội tuyển môn lịch sử của Quận Tân Phú từ năm lớp 9, bước sang cấp 3 mình tiếp tục tham gia đội tuyển lịch sử ở cả 3 năm học, ở đây mình được thạc sĩ Lại Thị Thanh Nga cùng các cô trong tổ lịch sử của trường tận tình hướng dẫn phương pháp học tập khoa học và tiếp cận những kiến thức mới mẻ, sâu sắc”.

Đông đảo học sinh tham gia buổi tư vấn

Khải cho rằng, trong chương trình THPT, các môn học khoa học xã hội đều mang tính liên kết chặt chẽ và thống nhất. Điểm đặc biệt của khoa học xã hội ở chương trình phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12 là phát triển tuần tự theo phương pháp khoa học lịch sử cụ thể, từ thấp đến cao, từ quá khứ đến hiện tại.

Khải nói: “Khi liên kết nội dung bài học không những giúp các bạn có cái nhìn khái quát và sâu rộng hơn về tổ hợp môn xã hội mà còn giúp nhớ lâu, nhớ kỹ, nhớ nhanh và cô đọng,…”.

Anh Thư

Theo Tạp chí điện tử Tạp chí Khoa Học Phổ Thông online

Dành cho doanh nghiệp