Ngoài ra, ông Cho cũng thảo luận vấn đề kinh doanh, xoay quanh cách cải thiện hiệu quả sản xuất, xác minh quy trình sản xuất hàng loạt cho các sản phẩm mới, nâng cao kiểm soát chất lượng và thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác cùng có lợi. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển năng lực của nhân viên thông qua các chương trình đào tạo và cơ hội nâng cao kỹ năng.
Ông Cho cũng quan tâm đến tiến độ của các nhà máy thông minh thân thiện với môi trường của công ty tại châu Á, trong đó có các nhà máy năng lượng mặt trời và xây dựng các hệ thống tự động hóa thông minh. Với 60 năm kinh nghiệm sản xuất hàng đầu trong ngành và các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như tập hợp dữ liệu lớn và 5G, LG hiện đang xây dựng các nhà máy thông minh bền vững tại nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Sau Việt Nam, CEO Cho đến Thái Lan để tham quan nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng; và tiếp theo đó là Jakarta (Indonesia) để kiểm tra nhà máy sản xuất tivi OLED.
Chuyến đi của ông Cho cho thấy tầm quan trọng của thị trường chiến lược châu Á đối với LG, cùng mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực kinh doanh chính nói riêng và trên thị trường toàn cầu nói chung.
Từ định hướng giữ vững vị trí tiên phong tại các thị trường toàn cầu trong tương lai, LG đã đề ra các chính sách thiết thực như tối ưu hóa các phương thức hoạt động tại địa phương, cung cấp chất lượng đạt chuẩn quốc tế, chi phí cạnh tranh cùng quy trình giao hàng nhanh chóng, đáng tin cậy cho khách hàng. Đặc biệt, tại thị trường châu Á (Khu vực chiến lược của LG với tiềm năng kinh doanh phát triển vượt bậc, doanh số đạt mức 7,800 tỷ won (6 tỷ USD) năm 2022) liên tục tăng thêm 1 nghìn tỷ won (760 triệu USD)/năm cùng mức tăng trưởng hai con số trong hai năm qua.
Theo Tạp chí điện tử Tạp chí Khoa Học Phổ Thông online