1. Mở cửa trường học, đưa học động giáo dục trở lại bình thường - Quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của ngành Giáo dục
Năm 2022 đánh dấu bối cảnh rất khó khăn cho ngành giáo dục nói chung và cả nước nói riêng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dù vậy, ngành giáo dục vẫn thực hiện biện pháp an toàn để mở cửa trường học đón học sinh trên 63 tỉnh thành. Tới tháng 4/2022, các hoạt động giáo dục đã bình thường hóa trở lại.
2. Tích cực triển khai các gói hỗ trợ cho người dạy, người học chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
Đồng hành và chia sẻ với các cơ sở giáo dục, người dạy, người học trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ và ngành giáo dục đã triển khai nhiều gói hỗ trợ như gói hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên; gói hỗ trợ tín dụng cho vay lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; hỗ trợ với mức từ 2,2 triệu hoặc 3,7 triệu đồng đối với giáo viên mầm non, tiểu học trường ngoài công lập khó khăn do COVID-19; gói hỗ trợ đầu tư triển khai chuyển đổi số... Mới đây nhất là Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Nhiều quyết sách và giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc
Tình trạng thiếu giáo viên là nỗi lo lớn của ngành giáo dục. Trong năm qua, Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026. Bên cạnh đó, Chính phủ xem xét chính sách tăng lương cho giáo viên để giải quyết đời sống, tâm lý, an tâm công tác. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non.
Nhằm có môi trường làm việc tốt nhất cho nhà giáo phát huy tốt nhất sự sáng tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, rà soát các chế độ chính sách, các quy định, cùng với đó là xây dựng môi trường văn hóa học đường, đổi mới quản trị của các trường học.
4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai sâu, rộng theo đúng kế hoạch ở 3 cấp học với sự vào cuộc của tất cả các địa phương
Năm mới khai giảng (2022-2023) đã triển khai áp dụng chương trình mới ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các quy định cải thiện chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa cũng như có những hướng dẫn, chỉ đạo địa phương để chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện. Một trong những điều chỉnh quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là bố trí lại thời lượng phù hợp và tính chất đối với môn Lịch sử.
5. Học sinh Việt Nam giành nhiều thành tích xuất sắc tại các kỳ Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022
Trong năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa 7 đoàn học sinh giỏi với 38 lượt học sinh Việt Nam tham gia Olympic quốc tế có thành tích ấn tượng. 100% học sinh Việt Nam tham gia dự thi đều có giải, bao gồm: 13 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng và 5 Bằng khen (giải Khuyến khích). Đoàn Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của tất cả các trường học từ mầm non đến phổ thông, đồng thời đã kết nối thành công cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học cũng được "số hóa" một cách triệt để, từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đến nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cung cấp miễn phí phần mềm quản trị cơ sở giáo dục, cũng như xem xét xây dựng phần mềm dạy học trực tuyến cho các trường phổ thông. Sắp tới sẽ đưa vào triển khai cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học phục vụ quản lý điều hành.
8. Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm cổ vũ, động viên và tôn vinh nhà giáo
Hoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) được tổ chức trên cả nước . Nhiều hoạt động ý nghĩa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như gặp gỡ, tôn vinh 400 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hơn 1,6 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước; tri ân các nhà giáo lão thành có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục; tôn tạo, nâng cấp các công trình di tích quan trọng của ngành… Buổi đại lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng được đánh giá cao, nhận nhiều hiệu ứng tích cực từ dư luận xã hội và sự đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
9. Tự chủ đại học đi vào chiều sâu
Nhiều chính sách đang được Bộ GD-ĐT đang tiến hành điều chỉnh nhằm làm cho tự chủ đại học trong thời gian tới đi vào chiều sâu, đầy đủ hơn và từ đó tạo thêm điều kiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
10. Quan tâm đến văn hóa học đường và an toàn trường học, tạo tiền đề để triển khai sâu rộng trong năm tới
Trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc triển khai văn hoá học đường và an toàn trường học. Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn vẫn cần phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện để ban hành Kế hoạch Triển khai Chỉ thị số 08 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó sẽ thực hiện triển khai sâu rộng, hiệu quả văn hoá học đường và an toàn trường học trong năm tới và các năm học tiếp theo.
11. Bộ GDĐT chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN và tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về tái thiết giáo dục
Trong năm 2022, Bộ GDĐT Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11đến 14/10.
Tháng 9/2022, đoàn đại biểu Bộ GDĐT Việt Nam do Bộ trưởng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chuyển đổi giáo dục tại New York, Hoa Kỳ. Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ trưởng đã chia sẻ một số quan điểm và những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về phát triển bền vững trong giáo dục.
12. Giáo dục Việt Nam gia tăng chỉ số xếp hạng quốc tế
Chỉ số xếp hạng các đại học của Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo kết quả bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo, trong kỳ xếp hạng năm 2023, số trường được xếp hạng là 2.165 trường, thuộc 95 quốc gia. Trong đó, Việt Nam có năm trường đại học nằm trong bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu.