Ngày 3/12/2022, Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO đồng hành và tài trợ cho hội nghị tổng kết nhiệm kỳ II của Liên Chi hội thay Khớp TP.HCM (HAA).
Đại diện HAA, TS.BS Lê Phúc cho biết, trong thời gian qua Liên chi hội đã mở rộng hợp tác với các tổ chức, hội nước ngoài; tổ chức các hội nghị khoa học về thay khớp. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng tay nghề phẫu thuật viên trong nước.
“Với số lượng thay khớp lên đến hàng chục ngàn ca như vậy cho thấy bước tiến rất nhanh của lĩnh vực thay khớp Việt Nam,” TS.BS Lê Phúc nhấn mạnh.
Bên cạnh đó các chuyên gia của HAA cũng tham gia xây dựng các phác đồ thay khớp cho từng tình huống gãy xương, gãy khớp nào như gãy khớp háng, gãy cổ xương đùi, thay khớp trên bệnh nhân loãng xương… Tuy nhiên, chỉ định kỹ thuật thay khớp nào còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, để giúp người bệnh sớm hồi phục chức năng vận động.
Thông qua Đại hội, Liên chi hội thay khớp TP.HCM đã bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ III: TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh (Chủ tịch); và hai Phó Chủ tịch là TS.BS Phạm Chí Lăng cùng BS.CKII Trần Đăng Khoa.
Theo ông Phạm Thế Đồng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO, trong những năm gần đây, phẫu thuật thay khớp đã có nhiều bước tiến quan trọng, mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh.
Theo ông Phạm Thế Đồng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống Bệnh viện SAIGON-ITO, trong những năm gần đây, phẫu thuật thay khớp đã có nhiều bước tiến quan trọng, mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh.
“Sự ra đời của Liên chi hội Thay Khớp THCM đã liên kết được các chuyên gia, các bác sĩ chấn thương chỉnh hình từ nhiều bệnh viện trong cả nước để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm cũng như thường xuyên cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực phẫu thuật thay khớp,” ông Phạm Thế Đồng cho biết.
Thành lập từ năm 2001, đến nay Hệ thống SAIGON-ITO đã là một địa chỉ đáng tin cậy của người dân TP HCM và cả nước, đặc biệt là chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
Với mong muốn cùng nhau phát triển chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, SAIGON-ITO rất mong nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các Hội như Hội Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Hội Nội soi Cơ-Xương-Khớp, Hội Thay khớp…
Cuộc sống đòi hỏi con người phải luôn luôn vận động, chính vì thế luôn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể gây ra tình trạng gãy xương tay, xương chân, xương đòn hay xương hàm.
Một số nguyên nhân chính của gãy xương là do chấn thương. Trong đó do tai nạn giao thông chiếm trên 50% tổng số. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị gãy xương do tai nạn lao động, do tập thể dục thể thao, tai nạn trong sinh hoạt (đánh nhau, ngã cầu thang, ngã cây...).
Tuy nhiên tùy theo giai đoạn của bệnh khớp mà có thể được điều trị bằng 2 phương pháp là nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa được áp dụng cho bệnh ở giai đoạn nhẹ. Bệnh ở giai đoạn vừa và nặng phải điều trị bằng phương pháp ngoại khoa với các cách phù hợp cho từng giai đoạn trong đó phẫu thuật thay khớp nhân tạo được chỉ định cho trường hợp nặng nhất.
Các chỉ định mổ thay khớp chỉ đặt ra với trường hợp bệnh nhân quá đau đớn mỗi khi cử động khớp bị hư do một nguyên nhân nào đó. Ở khớp háng có thể hay gặp là tình trạng hoại tử chỏm xương đùi ở người trẻ, gãy cổ xương đùi ở người già do khả năng lành xương rất kém, thoái hóa khớp háng do nguyên nhân chấn thương hay tuổi tác với mặt sụn khớp bị hư hoàn toàn.