Huyệt Thính Cung có tác dụng điều trị một số những chứng bệnh liệt mặt, tai, mũi, họng, hệ thần kinh

23/12/2022 11:29

Trên gương mặt con người cũng tập trung rất nhiều huyệt đạo và có tác dụng điều trị một số những chứng bệnh liệt mặt, tai, mũi, họng, hệ thần kinh,… Trong đó chắc chắn phải kể đến là huyệt Thính Cung, một trong những huyệt đạo tương đối quan trọng.

Huyệt Thính Cung là gì? Vị trí chính xác

Huyệt Thính Cung hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Hậu Hà, Thính Hà, Thính Huyệt Hội, Nhĩ Môn,… Đây là huyệt đạo thứ 2 của Đởm kinh trong hệ thống kinh lạc của con người, xuất xứ từ Giáp Ất Kinh.


Huyệt Thính Cung có tác dụng điều trị một số những chứng bệnh liệt mặt, tai, mũi, họng, hệ thần kinh (Ảnh minh họa)

Lý giải chung về tên huyệt, Thính là nghe và Hội là hội tụ lại. Trong Trung Y Cương Mục, Thính Cung là nơi mà âm thanh hội tụ lại, đặc trị chữa những chứng bệnh về tai, cho nên được gọi là Thính Cung huyệt.

Huyệt nằm ở vị trí tương đối để dễ để xác định và kiểm tra chính xác và bấm huyệt. Huyệt ở phía trước của rãnh bình tai, khi há miệng ra sờ thấy có một chỗ lõm xuống của bờ sau tuyến tai, đó chính là huyệt Thính Cung. Huyệt chi phối một số các dây thần kinh sọ não số V, nên sẽ chủ trị một số bệnh đau ở vị trí này.

Tác dụng của huyệt Thính Cung

Như đã nói, mỗi huyệt đạo trên cơ thể con người đều sẽ chủ trị một số những chứng bệnh liên quan nơi mà huyệt nằm. Theo đó, huyệt Thính Cung cũng vậy, những tác dụng chủ trị bệnh của huyệt vị phải kể đến như:


 

Tác dụng của huyệt Thính Cung (Ảnh minh họa)

Trị chứng ù tai, điếc tai

Chứng ù tai, điếc tai một phần nguyên nhân là do thận – “Thận khai khiếu ở tai” thuộc kinh túc thiếu âm, khí ở thận không đủ để lên tai, gây nhiễu âm truyền đến, hoặc thậm chí mất âm (điếc tai).

Thông thường thận hư, tinh thoát ra nhiều thì gây tai điếc, tân dịch bị tổn thương nghiêm trọng thì gây ù tai. Đó là theo giải thích của Đông y và để điều trị tình trạng này, bệnh nhân sẽ được chỉ định bấm huyệt Thính Cung. Huyệt Đạo này vừa tác dụng lên các dây âm thanh ở tai, kết nối lại và giúp giảm tình trạng ù tai. Đồng thời cũng tốt cho can thận và hỗ trợ điều trị

Trị chứng liệt mặt

Trong Đông y để điều trị chứng liệt mặt ngoài huyệt Địa Thương thi người ta có thể kết hợp với huyệt Thính Cung để bấm huyệt. Bởi huyệt đạo này cũng nằm trên đường dây thần kinh số 5, giúp vận chuyển và lưu thông máu đến khu vực này.

Trị chứng viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là một trong bệnh lý mà nhiều người thường gặp hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể chữa bằng tây y, Đông y hoặc hình thức bấm huyệt để kết hợp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chuẩn nhất

Huyệt Thính Cung là huyệt cần được bấm một cách đúng chuẩn và chính xác bởi huyệt nằm trên đường dây thần kinh số 5, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng liệt mặt. Do đó, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm nên đến những cơ sở y dược để họ thực hiện:


Hướng dẫn cách bấm huyệt chuẩn nhất (Ảnh minh họa)

Bước 1: Khi bấm huyệt, người bệnh có thể ngồi hoặc nằm đều được, chuẩn bị tinh thần, thả lỏng cơ thể để việc bấm mang lại hiệu quả nhất.

Bước 2: Người thực hiện tiến hành xác định chính xác vị trí của huyệt dựa trên hướng dẫn đã được chỉ rõ ở mục trên. Đưa ngón tay vào đúng huyệt và ấn một lực vừa đủ xuống, xoay nhẹ theo chiều kim đồng hồ.

Bước 3: Thực Hiện bấm thêm 3 – 5 lần nữa. Trong trường hợp châm cứu thì tiến hành hướng mũi kim xuống dưới da, đâm sâu 0.5 – 1 tấc và ôn cứu từ 3 – 5 phút là được.

Ngoài ra huyệt còn có thể kết hợp với một số huyệt khác để điều trị một số chứng bệnh ở vị trí khác. Ví dụ huyệt Thính Cung phối với huyệt Thính Phong để trị tai kêu, ù vào ngày trời gió lạnh; Phối huyệt Ế Phong để trị tai lãng; Phối huyệt Hợp Cốc để để trị tai điếc đột ngột,…

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

Theo Tạp chí Sức Khoẻ Cộng Đồng

Nguồn tin bài:
Dành cho doanh nghiệp