Trong thời gian thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp cuối năm, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu xuân 2023, gắn với cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, cả nước đã xảy ra 2.515 vụ TNGT, làm chết 1.458 người, bị thương 1.745 người. So sánh với thời gian trước liền kề, giảm 103 vụ (-3,9%), tăng 48 người chết (+3,4%), giảm 137 người bị thương (-7,3%); So sánh với cùng kỳ năm 2022, giảm 588 vụ (-18,9%), giảm 272 người chết (-15,7%), giảm 303 người bị thương (-14,8%).
Lực lượng CSGT triern khai đồng bộ, xử lý quyết liệt trên các tuyến giao thông.
Trong quá trình TTKS- XLVP lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý 660.908 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 1.000 tỷ đồng (từ ngày 19/12/2022 đến ngày 05/02/2023, xử lý 357.522 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền gần 700 tỷ đồng); tước GPLX, bằng, chứng chỉ chuyên môn 121.071 trường hợp; tạm giữ 9.408 ô tô, 175.781 mô tô, 21 phương tiện thủy. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 9.105 t/h (-1,36%), tiền phạt tăng hơn 60 tỷ đồng (+5,68%).
Tuyến đường bộ xử lý 648.130 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 1.200 tỷ đồng (từ ngày 19/12/2022 đến ngày 05/02/2023, xử lý 352.349 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền gần 700 tỷ đồng); tước 120.956 GPLX; tạm giữ 9.408 ô tô, 175.781 mô tô (các Đội thuộc TTKSGTĐB cao tốc xử lý 6.748 trường hợp; phạt tiền hơn 30 tỷ đồng; tước GPLX 3.446 trường hợp, tạm giữ 240 phương tiện).
Chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn được lực lượng CSGT xử lý quyết liệt hiệu quả.
Xử lý người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn: 117.381 trường hợp = 18,11% tổng số vi phạm (trong đó: xe tải 402 trường hợp; xe con 5.902 trường hợp; xe khách 36 trường hợp; xe container 47 trường hợp; xe mô tô 110.232 trường hợp …); phạt tiền hơn 540 tỷ đồng (từ ngày 19/12/2022 đến ngày 05/02/2023, xử lý 71.914 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 330 tỷ đồng). So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 20.804 trường hợp (+21,54%), tiền phạt tăng hơn 100 tỷ đồng (+30,14%). Trong đó: Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: 58.974 trường hợp; vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: 20.224 trường hợp; vượt quá quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: 36.549 trường hợp; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn: 1.625 trường hợp.
CSGT xử lý các vi phạm liên quan đến phương tiện chở quá khổ quá tải.
Xử lý phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe, chở hàng quá trọng tải, quá khổ: 19.559 t/h trường hợp = 3,02% tổng số vi phạm; phạt tiền gần 100 tỷ đồng (từ ngày 19/12/2022 đến ngày 05/02/2023, xử lý 8.023 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền gần 40 tỷđồng). So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 6.168 trường hợp (-23,97%), tiền phạt giảm hơn 50 tỷ đồng (-34,99%). Trong đó: Chở hàng quá trọng tải: 10.789 trường hợp; quá khổ giới hạn: 3.528 trường hợp; tự ý cải tạo phương tiện: 555 trường hợp; tháo, cắt thùng xe: 568 trường hợp (tự giác tháo cắt: 383 trường hợp; cưỡng chế: 185 trường hợp); hạ tải: 6.964 trường hợp.
Xử lý vi phạm về tốc độ trên đường bộ: 108.240 trường hợp = 16,7% tổng số vi phạm (xe tải 10.904 trường hợp; xe con 39.629 trường hợp; xe khách 2.876 t/h trường hợp; xe container 527 trường hợp; xe mô tô 54.212 trường hợp); phạt tiền hơn 165 tỷ đồng (từ ngày 19/12/2022 đến ngày 05/02/2023, xử lý 59.509 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền gần 90 tỷ đồng); tạm giữ 343 ô tô, 2.342 mô tô; tước GPLX 23.436 t/h. So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 4.039 trường hợp (+3,9%), tiền phạt tăng hơn 11 tỷ đồng (+7,6%). Trong đó: Từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: 62.640 trường hợp; từ 10 km/h đến 20 km/h: 40.471 trường hợp; từ 20 km/h đến 35 km/h: 4.920 trường hợp; trên 35 km/h: 206 trường hợp.
Phát hiện xử lý vi phạm trên tuyến đường sắt.
Tuyến đường sắt: Đã xử lý 729 trường hợp, phạt tiền hơn 500 triệu đồng (từ ngày 19/12/2022 đến ngày 05/02/2023, xử lý 412 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 250 triệu đồng).
CSGT tổ chức TTKS - XLVP trên tuyến đường thủy.
Tuyến đường thủy: Đã xử lý 12.049 trường hợp, phạt tiền gần 20 tỷ đồng. Trong đó, các Thủy đoàn thuộc Cục CSGT đã xử lý 320 trường hợp, phạt tiền gần 500 triệu đồng (từ ngày 19/12/2022 đến ngày 05/02/2023, xử lý 4.788 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 7 tỷ đồng).
Cùng với đó, Lực lượng Cảnh sát giao thông đã chủ động phối hợp với cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT, đã tổ chức tuyên truyền, vận động 5.769 chủ nhà hàng, quán bar, vũ trường… tuyên truyền, nhắc nhở khách hàng đến ăn uống chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, không điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã uống rượu, bia; vận động 4.627 doanh nghiệp, 969 nhà máy, 865 chủ bến bãi, 553 xưởng cơ khí, sửa chữa ô tô, 57.819 cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh việc bốc xếp, chở hàng hóa đúng trọng tải thiết kế của xe, không “cơi nới” thùng xe và tự giác tháo, cắt thùng xe trở về đúng với thiết kế đã được phê duyệt; yêu cầu 2.346 chủ doanh nghiệp vận tải thủy, chủ bến bãi ký cam kết không bốc xếp hàng hóa, chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn, bảo đảm các điều kiện an toàn đường thủy, vận chuyển hàng hóa phải có hóa đơn chứng từ. Phối hợp tuyên truyền 4.703 buổi, với 838.127 người tham gia, qua đó đã tác động, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, chấp hành các quy định của pháp luật, sự chỉ huy, điều hành, kiểm tra của Cảnh sát giao thông.
Tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật về TTATGT đến các em học sinh.
Trong thời gian trước và sau Tết Nguyễn đán Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã tổ chức hơn 2.000 CBCS thường trực trên các tuyến giao thông trọng điểm để hỗ trợ, giúp đỡ, kết hợp tuyên truyền cho gần 100 đoàn và hơn 250.000 người dân làm ăn xa về quê đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và quay trở lại các thành phố lớn để làm việc, học tập... sau kỳ nghỉ Tết, bằng những việc làm thiết thực, có ý nghĩa như vừa qua với tinh thần “lúc dân cần là Cảnh sát giao thông có, đâu dân khó có Cảnh sát giao thông”; như: Tặng nước uống, thức ăn, sữa; tặng mũ bảo hiểm; thay dầu, tặng xăng, sửa xe miễn phí; giúp đỡ người dân ốm đau trên đường di chuyển... (với 895 mũ bảo hiểm, hơn 100.000 chai nước, hơn 50.000 khăn lạnh, gần 2.000 chiếc khẩu trang, hơn 3.000 áo mưa, hơn 4.000 suất ăn nhẹ, hơn 1.000 phần quà khác).
Hỗ trợ người dân trên đường về quê ăn Tết.
Thời gian tới tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025; Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới; các kế hoạch của Bộ Công an về: Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045…
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT, phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông và kéo giảm số người chết do tai nạn giao thông, quyết tâm không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do lỗi chủ quan trong những ngày đầu xuân. Xác định 02 chuyên đề công tác trọng tâm và là mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Công an, phải tập trung thực hiện xuyên suốt trong năm 2023: Xử lý vi phạm về nồng độ cồn; Chấn chỉnh việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông. Trong đó, đối với chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn, yêu cầu các địa phương phải thực hiện thường xuyên, quyết liệt, “không có ngoại lệ”, kiên quyết hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe” trong Nhân dân.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho người dân, trọng tâm là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành Luật Giao thông của mỗi người; nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng, từng vùng miền, dân cư...
Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ thông tin trong công tác, nhất là ứng dụng hệ thống camera giám sát, lưu trữ, đánh giá hình ảnh kiểm soát TTATGT, thống kê tai nạn và ùn tắc giao thông; nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong việc quản trị, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giao thông, tập trung quản lý thống nhất các dữ liệu đăng ký xe, tai nạn giao thông, xử lý vi phạm; nghiên cứu giảm bớt các thủ tục hành chính cho người dân khi giải quyết các thủ tục hành chính về giao thông.
Tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông theo đúng quy định của pháp luật; ngoài xác định nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, cần xác minh, làm rõ nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân sâu xa có liên quan đến công tác quản lý nhà nước và thực thi công vụ để xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong vụ tai nạn, điều kiện dẫn đến vụ tai nạn để phục vụ công tác phòng ngừa và xử lý vụ tai nạn được chính xác, khách quan, đúng quy định pháp luật và làm cơ sở quan trọng để tổ chức tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, tập kết bến bãi, kinh doanh vận chuyển khoáng sản...; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng các đối tượng tụ tập đua xe, chạy xe với tốc độ cao lạng lách đánh võng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông gây bức xúc trong dư luận Nhân dân.
Thông qua hoạt động nghiệp vụ kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong công tác tổ chức giao thông, các “điểm đen” về tai nạn giao thông để có văn bản kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền khắc phục; trường hợp đã kiến nghị nhưng không có biện pháp khắc phục mà để xảy ra tai nạn giao thông phải phối hợp với cơ quan khác để xác định nguyên nhân và xem xét trách nhiệm liên đới của các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.
Lệ Quyên
Theo Cổng thông tin điện tử Cục Cảnh sát giao thông