Giám đốc đại học quốc gia TP.HCM: "Năm 2023, ưu tiên nguồn lực chuyển đổi trong đào tạo, khoa học công nghệ"

04/02/2023 13:40

Trong năm 2022, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã thể hiện được vai trò đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) cùng những thành quả đậm nét ở nhiều lĩnh vực.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG-HCM, chia sẻ điều ông quan tâm nhất hiện nay đối với sự phát triển của ĐHQG-HCM và các trường thành viên trong hệ thống là triểnkhaithànhcông Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2025.

“ĐHQG-HCM xác định năm 2023 sẽ ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong đào tạo, khoa học công nghệ... ” - PGS.TS Vũ Hải Quân chia sẻ.

Nhân dịp đầu xuân, PGS.TS Vũ Hải Quân đã dành cho Tạp chí Khoa học phổ thông cuộc trò chuyện về xu hướng phát triển của ĐHQG-HCM trong thời gian tới.

Một năm không ngừng nỗ lực và kỳ vọng

Thưa PGS.TS Vũ Hải Quân, nhìn lại năm 2022, ông thấy các hoạt động của ĐHQG-HCM như thế nào?

- PGS.TS Vũ Hải Quân: Năm 2022 là năm ĐHQG-HCM đạt được nhiều dấu ấn nổi bật khẳng định vị thế trong nước và quốc tế. Đây là năm ĐHQG-HCM đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, chủ động đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị theo hướng tự chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị và hội nhập sâu rộng với nền giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQG-HCM duy trì top 801-1.000 các trường đại học tốt nhất thế giới (QS World); đạt vị trí 167 các trường đại học xuất sắc nhất châu Á (QS Asia).

Đặc biệt, ngành Kỹ thuật Dầu khí đạt tốp 51-100 thế giới trên bảng xếp hạng đại học theo lĩnh vực (QS Subject). ĐHQG-HCM là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế (110 chương trình) và công bố khoa học quốc tế trong danh mục Scopus (gần 2.000 bài). Hiện nay, ĐHQGHCM đang triển khai 5 dự án quốc tế lớn vớitổng kinh phí hơn 132triệuUSD. Nhiều thầy cô giáo và sinh viên ĐHQG-HCM đã đạt các giải thưởng danh giá như giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Tạ Quang Bửu,...


Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường ĐH Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM

Nhìn lại thành tựu suốt một năm không ngừng nỗ lực, cống hiến, chúng tôi tự hào về những thành quả mà mình đã đạt được. Điều quan tâm nhất hiện nay của ông đối với sự phát triển của các trường thành viên trong hệ thống là gì?

- Đó là triển khai thành công Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2025. Khát vọng vươn tầm thế giới, trở thành một hệ thống đại học nghiên  cứu trong hàng đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa và tri thức Việt Nam là tầm nhìn mà chúng tôi hướng đến trong Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, ĐHQG-HCM đề ra sáu nhóm chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động cho giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, ĐHQG-HCM chọn ba nhóm chiến lược đột phá, nhằm ưu tiên đầu tư nguồn lực để tập trung triển khai thực hiện: (1) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị đại học; (2) Xuất sắc về đào tạo - Đột phá về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; (3) Xây dựng khu đô thị đại học xanh, thông minh, bản sắc.

Chúng tôi xác định Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM là cơ sở quan trọng nhất để triển khai các hoạt động trong toàn hệ thống. Do đó, các hoạt động cần bám sát và phục vụ Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM.

Trên cơ sở kế hoạch chiến lược của ĐHQG-HCM, các đơn vị thành viên và trực thuộc xây dựng kế hoạch chiến lược đơn vị, làm cơ sở triển khai các hoạt động. Kế hoạch chiến lược của đơn vị phải đảm bảo hướng đến mục tiêu trọng tâm nêu trong Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM, đồng thời phải thể hiện được mục tiêu đặc thù của đơn vị.

ĐHQG-HCM vận hành, phát triển trong xu thế tự chủ đại học

Nhiều ý kiến cho rằng việc tự chủ đại học khiến các trường Đại học ngày càng xa rời cơ quan chủ quản. Vậy, ĐHQG-HCM sẽ vận hành và phát triển ra sao  trong xu thế tự chủ đại học này?

Trong quản lý điều hành, ĐHQG-HCM lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thông qua kế hoạch chiến lược chung. Kế hoạch chiến lược này cụ thể hóa Nghị quyết đại hội đảng bộ ĐHQGHCM. Theo đó, ĐHQG-HCM luôn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các đơn vị phát huy thế mạnh riêng; khai thác lợi thế là một trong hai đại học lớn nhất cả nước được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển; tận dụng sức mạnh hệ thống để gia tăng sức mạnh thương hiệu tăng cường khả năng cạnh tranh với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, chúng tôi có sự chia sẻ nguồn lực dùng chung, điều tiết tài chính trên cơ sở đồng thuận, nhất trí cao của các đơn vị trong hệ thống. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ĐHQG-HCM.

Thực tế đã chứng minh sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, mô hình ĐHQG đã phát huy hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, nhà nước và xã hội. ĐHQG-HCM đã thể hiện vai trò nòng cốt, tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, phục vụ cộng đồng, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đến nay, 7/7 trường đại học thành viên ĐHQG-HCM đã thành lập Hội đồng trường và 6/7 trường đã được phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt động.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ đại học đã góp phần làm nổi bật vai trò của ĐHQG-HCM, là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Đồng thời, việc giao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình(về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự, chuyên môn học thuật, tài chính và tài sản) cho các trường đại học thành viên chính là thúc đẩy sự phát triển hệ thống theo quy luật tự nhiên trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sự định hướng và được kiểm soát, giám sát chặt chẽ về chất lượng.

Tự chủ đại học dẫn đến học phí tăng cao, khiến một số người dân khó tiếp cận GDĐH... ĐHQG-HCM có kế sách gì cho vấn đề này không, thưa ông?

- Đây là vấn đề mà cá nhân tôi rất quan tâm, nhiều lần trả lời chất vấn báo chí và phát biểu tại các hội nghị, hội thảo liên quan. Tại ĐHQG-HCM, cuối năm 2021 chúng tôi đã khảo sát về tác động của COVID-19 đối với 39.000 sinh viên ĐHQG-HCM. Kết quả cho thấy chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên rất cần được điều chỉnh; chính sách tín dụng cho sinh viên vay cần mở rộng đối tượng được hưởng chính sách; điều chỉnh mức cho vay để sinh viên có thể chi tiêu cho đời sống bằng nhóm trung bình của xã hội và đủ tiền nộp học phí; giảm mức lãi suất cho vay đối với sinh viên vay vốn là 3-4% mỗi năm học; điều chỉnh thời gian vay tối thiểu 15 năm hoặc gấp3 lầnthời gianvay,...

Từ kết quả khảo sát này, trong năm 2022, ĐHQG-HCM đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên như: trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí, trao học bổng khuyến khích học tập, chương trình tín dụng cho sinh viên vay với lãi suất 0%,...Tổng kinh phí hỗ trợ lên đến gần 100 tỷđồng.

Bên cạnh đó, triển khai chương trình hợp tác với UBND TP.HCM giai đoạn 2022-2025,ĐHQG-HCMđược giao tham mưu xây dựng chương trình tín dụng sinh viên. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã phối hợp với các chuyên gia, các đơn vị liên quan triển khai xây dựng Đề án “Chính sách vay tín dụng cho sinh viên ĐHQG-HCM”. Chúng tôi kỳ vọng rằng nếu được triển khai, sinh viên hoàn cảnh khó khăn sẽ có nhiều cơ hội được tiếp cận các nguồn tín dụng cho vay với lãi suất thấp hơn, thời gian vay dài hơn và thủ tục vay đơn giản hơn.


UBND TP.HCM và Đại học Quốc gia TP.HCM ký kết chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong giai đoạn 2022-2025. Trong ảnh: Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và Giám đốc ĐHQG-HCM Vũ Hải Quân trao văn bản ký kết hợp tác (tháng 7/2022).

Ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số

Trong năm 2023, ĐHQG-HCM dự kiến có những chương trình nào mang tính đột phá không, thưa ông?

Năm 2023, ĐHQG-HCM xác định nhiệm vụ trọng tâm là triển khai Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021-2025 và thực hiện rà soát, đánh giá giữa kỳ. Để thực hiện thành công Kế hoạch chiến lược với các hoạt động chính, bao gồm: thúc đẩy chuyển đổi số, đa dạng hóa nguồn lực tài chính nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tại mỗi mảng công tác chính (quản trị, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng khu đô thị), chúng tôi chọn 3 nội dung trọng tâm để ưu tiên triển khai thực hiện đang diễn ra một cách mạnh mẽ, là yêu cầu mang tính sống còn, ĐHQG-HCM xác định năm 2023sẽ ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong đào tạo, khoa học công nghệ, cụ thể: ĐHQG-HCM phát triển hệ thống học liệu số dùng chung trong giảng dạy và học tập; xây dựng và triển khai các khóa học trực tuyến trên nền tảng MOOCs; triển khai toàn diện, đồng bộ hệ thống quản lý đào tạo; xây dựng và vận hành hệ thống đăng ký, quản lý đề tài, dữ liệu về khoa học công nghệ.

Triển khai hiệu quả 5 dự án quốc tế lớn với tổng kinh phí hơn 132 triệu USD, đặc biệt là Dự án Phát triển các Đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQG-HCM, kinh phí khoảng 100 triệu USDdo Ngân hàng Thế giới tài trợ, nhằm góp phần phát triển cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ cho Khu đô thị ĐHQG-HCM.

Ngoài ra năm 2023, ĐHQGHCM dự kiến triển khai một số nội dung mới: Chủ trì Đề án “Phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á” do Thủ tướng Chính phủ giao; Thành lập doanh nghiệp trực thuộc ĐHQG-HCM; Khởi công một số công trình mới tại Khu đô thị ĐHQG-HCM để nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, hỗ trợ phục vụ sinh viên.

Xin cảm ơn ông!

Tả Pháp - Thanh Thủy

Theo Tạp chí điện tử Tạp chí Khoa Học Phổ Thông online

Dành cho doanh nghiệp