Ghi nhận vào lúc 6h30 sáng nay 16/9, giá vàng trên sàn Kitco 1.667 USD/ounce, giảm gần 2% so với phiên trước. Kim loại quý được dự báo có thể giảm xuống 1.550 USD/ounce vào quý III/2023.
Tại thị trường Việt Nam, mở cửa phiên giao dịch rạng sáng 16/9, giá vàng hôm nay trong nước giảm từ 50.000 đến 150.000 đồng/lượng.
Cụ thể, vàng SJC đã được điều chỉnh giảm tiếp 150.000 đồng ở cả 2 chiều. Với mức điều chỉnh này, vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 65.95 triệu đồng/lượng và bán ra mức 66.77 triệu đồng/lượng. Tại TP. Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp điều chỉnh giao dịch ở mức 66.10 triệu đồng/lượng mua vào và 66.90 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng Phú Quý SJC đang niêm yết ở mức 65.95 triệu đồng/lượng mua vào và 66.75 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 50.000 đồng ở cả 2 chiều.
Vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá chiều mua vào ở mức 50.28 đồng/lượng và 51.54 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng Vietinbank Gold đang là 65.95 triệu đồng/lượng mua vào và 66.77 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 150.000 đồng ở cả 2 chiều so với rạng sáng ngày trước đó.
Giá vàng DOJI tại Hà Nội đang giao dịch 65.7 triệu đồng/lượng mua vào và 66.7 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 100.000 đồng ở cả 2 chiều. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, vàng DOJI đang mua vào ở mức 65.8 triệu đồng/lượng và bán ra mức 66.7 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng ở chiều mua và 100.000 đồng ở chiều bán.
Sức mạnh của chỉ số đô la Mỹ trong tuần này cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao trong bối cảnh lạm phát Mỹ "nóng" tiếp tục là nguyên nhân khiến thị trường kim loại suy yếu.
Các nhà giao dịch đang tập trung vào cuộc họp của Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) thuộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới. Tại đây, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0.75% trong nỗ lực giảm bớt áp lực lạm phát giá cả.
Ngoài Fed, các nhà kinh doanh kim loại quý cho rằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng và thương mại đối với kim loại.
Theo Vi Vi (t/h) / Ngày Mới Online