Liên kết để hồi sinh
Đầu năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, ngành Du lịch đã được hoạch định bằng một chiến lược phát triển mang tính đột phá và đạt được những thành tựu quan trọng.
Những năm trước đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đạt đỉnh vào năm 2019 với 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2%, 85 triệu lượt khách nội địa, tăng 6% và tổng thu 755.000 tỉ đồng (tương đương 32,8 tỉ USD theo tỉ giá năm 2019), tăng 18,5% (trong đó thu từ du lịch quốc tế là 421.000 tỉ đồng, chiếm 55,7%), đóng góp trực tiếp 9,2% GDP.
Chương trình Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL (Chương trình) được kí kết từ năm 2019, đến nay đã đạt được nhiều kết quả. Trong giai đoạn 2019-2022, 14 địa phương đã bước đầu hình thành 3 trục tuyến du lịch liên kết: "Những nẻo đường phù sa", "Non nước hữu tình" và "Sắc màu vùng biên". Các doanh nghiệp lữ hành tại TP Hồ Chí Minh đã xây dựng hơn 50 chương trình du lịch từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành ÐBSCL. 14 địa phương cũng phối hợp xây dựng các chính sách kép về kích cầu du lịch với mức kích cầu phổ biến từ 10-20% giá dịch vụ. Ðây là những kết quả bước đầu, góp phần thúc đẩy ngành du lịch vùng chuyển biến, thu hút sự tham gia tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch và người dân. Chỉ riêng giai đoạn đầu năm 2020 (thời điểm dịch chưa bùng phát), hệ thống lữ hành ở TP Hồ Chí Minh đã đưa hơn 152.000 khách về ÐBSCL.
Trong bối cảnh ấy, quyết định mở cửa cho du lịch quốc tế có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đáp ứng mong chờ của toàn ngành du lịch Việt Nam, mà còn góp phần đẩy nhanh Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, tạo đà thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Việc mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế vào ngày 15/3/2022 được coi là dấu mốc lịch sử cho ngành công nghiệp không khói của Việt Nam.
Trong bối cảnh mới, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ÐBSCL đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp để khởi động lại ngành du lịch, trong đó đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết giữa 14 địa phương, chú trọng xây dựng những liên tuyến sản phẩm mới đặc sắc, hấp dẫn hơn và phải bảo đảm an toàn cho du khách. Các sản phẩm được chú trọng là du lịch đường thủy kết hợp phương tiện đường bộ, sản phẩm liên tuyến giới thiệu giá trị văn hóa, ẩm thực và trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng đặc trưng Nam Bộ. Lợi thế này cần được nghiên cứu, phát huy để tạo ra tính cạnh tranh của sản phẩm vùng so với các vùng khác…
Sản phẩm độc đáo là một trong những yếu tố thu hút du khách khi bắt nhịp du lịch trở lại. Ngành du lịch Cà Mau có chương trình "Cà Mau điểm đến năm 2022" với điểm nhấn đặc trưng là các hoạt động: Đua vỏ lãi trên bãi bồi Ðất Mũi, đua xuồng ba lá trên sông Cái Tàu, Lễ xác lập kỉ lục "Tổ ong lớn nhất Việt Nam", thưởng thức các món ăn từ cua biển ngon nhất miền Tây…
Ngân hàng - "Bà đỡ" cho chương trình
Ngay khi hoạt động du lịch được phép mở cửa trở lại, ngành ngân hàng vùng ĐBSCL đã rà soát nhu cầu vay vốn của khách hàng đang vay để phát triển du lịch sinh thái.
Agribank Châu Thành, tỉnh Trà Vinh là đơn vị tài trợ vốn chính cho các mô hình du lịch sinh thái tại quần thể Du lịch Cồn Chim thuộc xã Hòa Minh. Năm qua, ngân hàng đã cho các hộ nông dân tại địa phương vay từ 50-200 triệu đồng để chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm du lịch sinh thái. Các khoản vay này được hưởng lãi suất ưu đãi theo quy định của Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng số vốn vay đối với các mô hình du lịch sinh thái nông hộ đã đạt gần 1,5 tỉ đồng. Hàng chục hộ dân đã làm thủ tục vay thêm vốn từ Agribank nhằm mở rộng mô hình du lịch, ngân hàng cũng rất nhiệt tình cử cán bộ xuống thẩm định để cho vay.
Hoạt động cho vay phát triển du lịch sinh thái kết hợp với canh tác nông nghiệp hữu cơ được nhiều chi nhánh Agribank tại tỉnh An Giang quan tâm. Chi nhánh Agribank huyện Chợ Mới tích cực cho vay phát triển nhà vườn làm du lịch và chăn nuôi bò, tạo lập được hàng chục tổ liên kết.
Tỉnh Bạc Liêu đã triển khai các giải pháp kích cầu ngành du lịch thích ứng với phòng, chống dịch. Chính quyền tỉnh đã đề nghị hệ thống ngân hàng trên địa bàn rà soát, tổng hợp các khách hàng đang vay vốn kinh doanh du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Từ đó, kịp thời hỗ trợ cơ cấu nợ và cho vay mới để phục hồi kinh doanh sau nhiều tháng dịch bệnh.
Với sự kết nối chặt chẽ và hợp lực giữa 14 tỉnh, thành, Du lịch phía Nam sẽ sớm phục hồi, nhất là trong giai đoạn đã mở cửa hoàn toàn. Nhiều ngân hàng khác tại TP Hồ Chí Minh đã kết nối với Trung tâm Xúc tiến du lịch TP Hồ Chí Minh và Shopee để mở rộng ưu đãi thanh toán qua "Sàn giao dịch du lịch điện tử".
Các fintech cũng rất tích cực mở rộng sản phẩm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực du lịch. Công ty CP Công nghệ ứng dụng Toàn Cầu mới đây đã hợp tác với hàng loạt ngân hàng (Vietcombank, MB, BIDV, Sacombank, ABBank…) phát triển hệ thống máy bán hàng tự động tại các điểm du lịch trong nước. Một fintech khác là Crystabaya Pte Ltd vừa ra mắt nền tảng giao dịch dịch vụ du lịch trực tuyến NFT thế hệ mới dựa trên công nghệ Blockchai
Theo Trần Trọng Triết / Ngày Mới Online