
Theo đó, đối với các thí sinh ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 22 điểm (theo thang điểm 30, chưa nhân hệ số và đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của Học viện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên áp dụng với tất cả các tổ hợp xét tuyển.
Trừ đối tượng là thí sinh đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Học viện chấp nhận kết quả miễn thi ngoại ngữ trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT (theo quy định của Bộ GD&ĐT) để tính điểm đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức còn lại.
Đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2022 mà đăng ký xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao quy định tại năm thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT.
Đối với các thí sinh xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 5/10 điểm (được xác định dựa trên kết quả thi phỏng vấn do Học viện tổ chức).
Năm 2022, Học viện Ngoại giao sử dụng 5 phương thức xét tuyển đại học chính quy cho 2.010 chỉ tiêu, gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT (3% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành). Xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập bậc THPT - kết hợp 2 phương thức: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập THPT và xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (67% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành). Xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập bậc THPT và phỏng vấn (3% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành). Xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn (2% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành). Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (25% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành). |
Theo Viên Minh / Ngày Mới Online