Tổng quan về huyệt Kỳ Môn
Theo các ghi chép về huyệt đạo của lĩnh vực y học cổ truyền,huyệt đạo Kỳ Môn đã được biết đến từ rất lâu đời. Các thầy thuốc sau đó nhanh chóng phát hiện ra công dụng tuyệt vời của huyệt trong việc điều trị nhiều bệnh lý.
Công dụng và cách bấm huyệt Kỳ Môn
Tên gọi của huyệt được giải thích như sau:
Kỳ tức là chu kỳ.
Vì cơ thể con người có 12 kinh mạch, lưu thông bắt đầu từ Vân Môn cho tới Phế, Đại Trường, chạy qua Vị, Tỳ đến Tâm, Tiểu Trường,…qua Đởm, Can và dừng lại ở Kỳ Môn. Bởi theo chu kỳ, huyệt nằm ở cuối cùng, vì vậy được lấy tên gọi là Kỳ Môn.
Ngoài ra, huyệt đạo Kỳ Môn còn được biết đến với tên gọi khác là huyệt Can Mộ. Huyệt có xuất xứ từ Thương Hàn Luận.
Đặc tính của huyệt
Huyệt đạo Can Mộ hay Kỳ Môn là huyệt số 14 trong kinh Can, huyệt Mộ trong kinh Can. Huyệt đạo này hội với Âm Duy Mạch, túc Quyết Âm và túc Thái Âm, huyệt nhập một mạch của kinh Tỳ. Ở vùng ngực, cùng với huyệt Đản Trung, Thần Khuyết, Khí Hải,.. Đây đều là các huyệt quan trọng.
Vị trí huyệt Kỳ Môn trên cơ thể
Huyệt Can Mộ (Kỳ Môn) là huyệt đạo khá dễ xác định so với nhiều huyệt đạo khác. Huyệt có vị trí nằm ở thẳng phần đầu núm vú xuống dưới 2 xương sườn. Huyệt nằm ở mé ngoài huyệt Bất Dung với khoảng cách 1,5 tấc.
Lấy điểm giao nhau của đường thẳng qua đầu núm vú (vị trí bờ trên sườn của thứ 7) và đường ngang qua huyệt đạo Cự Khuyết.
Tác dụng của huyệt đạo Kỳ Môn
Tìm hiểu về các tác dụng của huyệt đạo này, chúng ta có thể nhắc đến những tác dụng cụ thể như sau:
Tác dụng của huyệt đạo Kỳ Môn
Tác dụng làm thanh huyết nhiệt
Tác dụng điều hòa bán biểu bán lý
Tác dụng hóa đờm, lợi khí
Tác dụng làm bình can và tiêu ứ
Tác dụng toàn thân giúp chữa chứng ợ và nôn nước chua hoặc không ăn được
Vì huyệt đạo này là huyệt mộ của phần gan, vì vậy, khi được tác động đúng cách, huyệt sẽ làm cho gan được thông ký, hoạt động trơn tru hơn, các chức năng gan từ đó được điều tiết hiệu quả.
Chủ trị
Về mặt chủ trị, huyệt đạo Kỳ Môn có những chủ trị chính bao gồm:
Chủ trị chứng màng ngực viêm
Chủ trị bệnh lý gan viêm, ngực bị đau tức
Ngoài ra, huyệt cũng có khả năng chủ trị chứng đau dây thần kinh liên sườn
Phương pháp châm cứu và bấm huyệt trong y học cổ truyền
Khi gặp các bệnh lý có thể điều trị bằng huyệt Kỳ Môn, người bệnh có thể tới các phòng khám y học cổ truyền. Thầy thuốc sẽ thực hiện bắt mạch và tiến hành châm cứu, bấm huyệt giúp bệnh nhân cải thiện bệnh hiệu quả.
Các phương pháp điều trị bệnh bằng huyệt đạo
Cách xoa bóp bấm huyệt Can Mộ (Kỳ Môn): Thầy thuốc sẽ sử dụng ngón tay hoặc phần mu bàn tay để ấn chính xác vào vị trí của huyệt. Thực hiện vuốt ấn hoặc day ngón tay qua lại, theo chiều lên xuống tại vùng da xung quanh huyệt. Khi người bệnh có cảm giác nóng dần tức là huyệt đã được tác động đúng. Cách day ấn này có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi lần duy trì từ 3 đến 5 phút.
Cách châm cứu tại huyệt: Khi châm cứu, kim châm sẽ được xiên hoặc cũng có thể luồn kim bên dưới da. Độ sâu của kim châm từ 0,5 cho đến 0,8 thốn. Thời gian ôn cứu từ 5 đến 15 phút và cứu khoảng 3 đến 7 tráng. Huyệt không được châm cứu sâu bởi bên dưới chính là gan, đáy dạ dày bên phải và kết trường ngang.
Theo Y học cổ truyền
Theo Tạp chí Sức Khoẻ Cộng Đồng