Kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân là việc làm khá quan trọng, bởi nếu cảm xúc thái quá mà chúng ta không thể kiềm chế được chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả học tập và làm việc như ý muốn. Bởi vậy mỗi người cần phải tự hiểu bản thân mình, tự tìm đọc những tài liệu liên quan đến việc kiểm soát cảm xúc, chỉ có như vậy mỗi chúng ta mới có thể tránh rơi vào tình trạng "mắc bẫy" cảm xúc do mình tự tạo ra. Não bộ của chúng ta hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ, bao gồm suy nghĩ tiêu cực và suy nghĩ tích cực đan xen nhau mỗi ngày mỗi khi bạn gặp phải vấn đề khó tháo gỡ.
Theo quán tính khi mỗi người vấp phải những rắc rối của công việc điều đầu tiên họ phản ứng là suy nghĩ tiêu cực: Liệu mình có thực hiện nổi việc này không? Liệu mình có thể vượt qua được thử thách này không? Liệu mình có gặp khủng hoảng hay không?... Những suy nghĩ tiêu cực như vậy cứ ám ảnh chúng ta mỗi ngày trở thành "điểm mù" khiến mỗi người gặp phải những khả năng không đáng có trong cuộc sống. Vì vậy một trong những phương pháp để rèn luyện cho bạn cách kiểm soát cảm xúc đó là Ngừng suy nghĩ. Biện pháp này được tái hiện như sau: Ban đầu Ngừng suy nghĩ là một phương pháp sử dụng những vật như dây chun cao su trên cổ tay để cắt ngang dòng suy nghĩ. Nếu như có chuyện gì vướng bận, bạn kéo sợi dây chun rồi thả tay, hành động ấy sẽ khiến bạn giật mình một chút và bạn có thể tập trung hoàn thành những việc khác. Hành động ấy chẳng khác gì việc tát một người phụ nữ đang quá khích và cũng không hề thành công trong việc giúp bạn kiểm soát suy nghĩ. Trên thực tế, việc bạn đeo một sợi dây chun cao su quanh cổ tay có thể gợi bạn nhớ đến những suy nghĩ ám ảnh và có khả năng khiến bạn ám ảnh hơn. Nếu bạn suy nghĩ tiêu cực trong một ngày thì chắc chắn rằng ngày hôm đó là một ngày tồi tệ đối với bạn bởi không phải khi nào chúng ta cũng làm việc với một suy nghĩ tích cực.
Cách làm hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và ngừng suy nghĩ: Ngay khi bạn nhận ra mình bị ám ảnh bởi một suy nghĩ nào đó, bạn cần hét lên từ NGỪNG LẠI trong đầu càng to càng tốt. Bạn có thể hét lên bao nhiêu lần tùy ý, hoặc chỉ một lần duy nhất. Nhưng nếu chỉ hét một lần, hãy kéo dài trong đầu ít nhất ba đến bốn giây. Tưởng tượng một hình ảnh nào đó tượng trưng cho sự ngừng lại, đèn giao thông, biển chỉ đường một chú chim cảnh cụt ôm biển quảng cáo. Không quan trọng hình ảnh đó là gì- bạn đang học cách điều khiển suy nghĩ của mình, bất cứ thứ gì có thể thu hút sự chú ý của bạn đều được, dù có kỳ quặc đến đâu. Khi bạn đã chuyển sự chú ý ra xa khỏi những suy nghĩ ám ảnh, bạn sẽ kiểm soát được đích đến tiếp theo của chúng. Ngừng suy nghĩ không phải phần quan trọng nhất trong quá trình này, mục đích ban đầu của bạn là luyện cách suy nghĩ tích cực hơn. Bất kể bạn làm gì với suy nghĩ của mình, chỉ cần nó thỏa đáng hơn những gì bạn nghĩ trước đây, đó sẽ là sự sao nhãng tích cực.
Sự hình dung: sự hình dung mang lại cho mỗi người cảm giác thoải mái như được làm chủ bản thân mình, cá nhân nào hình dung càng nhiều, tưởng tượng càng nhiều cá nhân đó dễ dàng thất bại. Một ví dụ cho điều này nằm trong bài nghiên cứu của trường đại học California: Một nhóm sinh viên đã được yêu cầu dành vài phút mỗi ngày để tưởng tượng việc đạt được điểm cao cho bài thi giữa kì sắp tới. Họ phải "vẽ ra một hình ảnh rõ nét qua đôi mắt của tư duy và tưởng tượng xem cảm giác sẽ thế nào khi đạt điểm cao". Người ta cũng yêu cầu họ ghi lại số giời mỗi ngày mà họ dành ra để nghiên cứu, và điểm số cuối cùng của bài kiểm tra được so sánh với một nhóm sinh viên khác, những người học như bình thường và không phải tưởng tượng gì cả. Bài tập tưởng tượng chỉ kéo dài vài phút, nhưng lại có tác động rõ rệt tới hành vi của sinh viên. Những người này dành thời gian tưởng tượng kết quả mong ước học ít hơn và đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra. Đây là kết quả trái ngược hẳn so với những gì họ mong đợi. Tưởng tượng, hình dung tạo ra một niềm tin khong có thật, họ có thể thấy lạc quan trước khả năng của mình nhưng bài tập lại không thực sự giúp họ đạt được điểm cao. Sự tự tin chỉ có ích khi bạn đã biết rõ năng lực của mình ngày từ đầu. Nhưng với lòng tự tin không có thật, bạn nghĩ mình biết nhiều hơn những gì bạn thực sự biết. Khi dùng trí tưởng tượng để khích lệ bản thân, rõ ràng chỉ tưởng tượng kết quả dễ dàng hơn rất nhiều so với thực sự bắt tay vào thực hiện. Như thế sự hình dung vừa có lợi và vừa có hại. Lợi là xốc tinh thần của mỗi cá nhân trở nên lạc quan hơn, còn hại là khiến họ tự tin thái quá, dẫn đến chứng hoang tưởng, mơ mộng. Như vậy khi bạn cảm thấy bản thân bị mất thăng bằng trong cảm xúc, bạn có thể thực hiên tưởng tượng quá trình để có thể làm giảm những cảm xúc tiêu cực, tăng những cảm xúc tích cực. Cách làm này tuy không mang lại cho bạn những dấu hiệu tốt, nhưng nó lại khiến bạn đỡ căng thẳng, đỡ mệt mỏi hơn khi bị áp lực công việc hoặc stress.
Biện pháp luyện tập tưởng tượng quá trình như sau: Đặt thời gian 15 phút, nhắm mắt nằm xuống giường hoặc thoải mái ngồi đâu đó. Hít thật sâu vài hơi để cơ thể chậm lại, điều này sẽ giúp bạn tập trung suy nghĩ. Bắt đầu bằng việc nghĩ tới kết quả mà bạn mong muốn. Khi dần đắm mình vào suy nghĩ mộng mơ đó, bạn không chỉ tập trung vào kết quả mong đợi mà gần như dựng lên cả một câu chuyện trong đầu và tưởng tượng những cuộc trò chuyện hoặ kết quả cụ thể.
Cuốn sách Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông là một cuốn sách thú vị, với những phương pháp luyện tập hữu ích giúp cho mọi người có thể kiểm soát được cảm xúc của mình và vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.
Theo Hoàng Bạch Diệp / Ngày Mới Online