Mở đầu câu chuyện với phóng viên Tạp chí Khoa học Phổ thông, Bác sỹ Chuyên Khoa II, Trưởng khoa Ngoại 1, Nguyễn Văn Tiến đã tâm sự như thế, bên hành lang của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Cơ duyên Ngoại Khoa 1 đã chọn “trúng” Bs Tiến
Trưa ngày 24/2, đó là kết thúc lịch trực buổi sáng thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho một số bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u, của những ngày trước đó, Bs Tiến đã tranh thủ giờ nghỉ trưa để trò chuyện về cuộc đời, về nhiều chuyến công tác và những cuộc hội chẩn trăn trở cho ra phương cách xử lý phẫu thuật ung, bướu cho bệnh nhân khoa sản tốt nhất, đảm bảo tính mạng mà còn phục hồi các chức năng sinh hoạt, sinh sản tự nhiên vốn có của họ.
Vẫn nụ cười nhẹ, ánh mắt tinh anh ánh lên niềm tin lẫn tự hào khi nói về nghề y, Bs Tiến kể: Vui lắm nha ! Sáng nay có bệnh nhân ở tận Hà Nội được tôi trực tiếp phẫu thuật khối u vài tháng trước, đã gửi tặng cho tôi 01 chậu cây sống đời, với lời nhắn gửi “Cầu mong sao Bác sỹ (BS) mạnh khỏe, sống đời để bệnh nhân được nhờ…!”.
“Tuy lời nói của cựu bệnh nhân đó có hoa mỹ một chút nhưng chất chứa tấm lòng chân thật. Tôi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc với nghề mà mình đã chọn ngay từ đầu. Thật sự tặng hoa lan, hoa hồng...có thể héo tàn nhanh, nhưng với chậu sống đời này sẽ sống ít nhất đến khi tôi về hưu. Xin cảm ơn món quà đầy ý nghĩa nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27.22023”, Trưởng Khoa Ngoại 1 cười tươi và nói.
Bắt đầu câu chuyện về con đường nghiệp y đã chọn từ khi còn là một chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến, Bs Tiến giải bày, nhiều người cứ thắc mắc: Tại sao tôi lại chọn Khoa ngoại 1 (nay là Khoa Ngoại phụ khoa) với chuyên môn khó nhằn, rồi nhạy cảm “dính” tới chị em phụ nữ, đó là điều trị ung thư ung bướu, phẫu thuật phụ khoa?! Trong khi xã hội ngoài kia, những lĩnh vực chuyên môn khác nhẹ nhàng, mang lại thu nhập cao và sự nổi tiếng như phẫu thuật thẫm mỹ (chẳng hạn), khi tôi bước vào giảng đường Đại học Y Dược TPHCM năm 1983.
Theo Bs Tiến, năm 1991, sau khi anh tốt nghiệp ra trường và tìm một chỗ làm rất khó, phải làm không công cho nhiều phòng khám tư để có kinh nghiệm. Năm 1993, tình cờ Trung tâm Ung bướu TP HCM tổ chức thi tuyển bác sỹ, anh đã may mắn được trúng tuyển, sau thời gian luân chuyển nhiều khoa, Bs Tiến được phân công vào Khoa ngoại 1 (nay là Khoa Ngoại Phụ khoa) đó là một cơ duyên, cũng là sự lựa chọn của khoa dành cho ông có được thành quả như hôm nay.
Bs Tiến trò chuyện, ở chuyên ngành ngoại phụ khoa, ban đầu với tôi cũng khá ngại ngùng, bởi sự nhạy cảm khi tiếp xúc với phần lớn bệnh nhân nữ giới, nhưng dần dà là công việc chuyên môn, khi thăm khám bệnh nhân nữ mắc bệnh ung thư phụ khoa có những cơn đau đớn hành hạ, hay khối ung thư lỡ loét hôi thối...Những lúc như vậy, bệnh nhân rất cần nhân viên y tế chăm sóc, điều trị. Đặc biệt là bác sỹ trực tiếp mổ điều trị cho bệnh nhân, khi khối u đã được lấy ra dù có hết bệnh hay không, nhưng trước mắt giảm triệu chứng, hết hôi thối cho bệnh nhân. Lúc này, bệnh nhân và người nhà rất vui mừng, cảm ơn y bác sỹ đã cứu họ.
Bs Tiến - người của công việc
Với Bs Tiến, một trong nhiều ca phẫu thuật để đời là năm 2015, Bệnh viện đã giao cho Bs Tiến cùng với các đồng nghiệp thực hiện ca phẫu thuật u buồng trứng có kích thước lớn nhất Việt Nam, với bệnh nhân nữ 49 tuổi phải mang trong mình khối u buồng trứng khổng lồ suốt 10 năm có cân nặng lên đến 40 kg.
Khi nhập viện, bệnh nhân có thể trạng quá gầy yếu nhưng lại mang khối u lên đến 90kg. “Đây là một ca bệnh quá khó, bệnh nhân có thể chết ngay trên bàn mổ. Nhưng với sự tự tin và kinh nghiệm phẫu thuật mấy chục năm qua, tôi và các đồng nghiệp quyết tâm mổ cho bệnh nhân, bởi lẽ nếu không mổ chị này cũng sẽ chết do các cơ quan nội tạng bị chèn ép. Bác sỹ Tiến nhớ lại và thốt lên: Ơn trời, cuối cùng, ca phẫu thuật thành công, khối u nặng 40kg được lấy ra khỏi ổ bụng của bệnh nhân.
Hay năm 2019, có bệnh nhân nữ 19 tuổi (ở tỉnh Bạc Liêu) nhưng thể trạng của em nhỏ như một bé lên 10 tuổi và cái bụng khổng lồ như một con ễnh ương. nhưng không thể đi đứng bình thường, phải đi lết như con ễnh ương bởi do khối u hơn 50 kg đè nặng lên thể trạng tầm 35 kg. Nên, Bs Tiến đặt cho cô bé biệt danh dễ thương "ễnh ương". Ông nói: Lúc đó với sự tự tin, kinh nghiệm của nghề, đồng thời sau chẩn đoán có kết luận chuyên môn chính xác, Ban giám đốc Bệnh viện đã thống nhất giao cho tôi xử lý là mổ trực tiếp cho bệnh nhân trên. May mắn, ca mổ thành công và bệnh nhân đã sống, sinh hoạt, đi lại bình thường từ đó đến nay.
Cứ thế, 30 năm qua, Bs Tiến đã phẫu thuật hàng ngàn ca ung thư ung, bướu.
Theo bác Tiến, sự thành công của một ca mổ không phải chỉ một mình ông, mà là của một ekip nhiều người nhất là những đồng nghiệp, là đàn em của mình. Ông bộc bạch: Tôi “ may mắn” là đàn anh lớn tuổi nhất trong khoa, dĩ nhiên có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cứng hơn và là sếp nữa! Nên mọi hiệu lệnh các em đều nghe theo nhất là truyền kinh nghiệm mỗ và cũng là cứu sống bệnh nhân của mình. Đây là việc làm tốt, có ích cho xã hội, vì thế mọi người cùng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ tích cực nhất.
Mỗi ngày đi qua, với vai trò lãnh đạo Khoa ngoại 1 là chuyên khoa đầu ngành về ung thư phụ khoa trong toàn Miền Nam, nên công việc của Bs Tiến khá bận rộn, ngoài chuyên môn sâu về phẫu thuật cần được ông xử lý với trách nhiệm được giao, thì còn dạy và hướng dẫn chuyên môn cho các học viên của nhiều bệnh viện gởi đến học. Rồi, cũng cố gắp sắp xếp thời gian để anh em trong khoa tìm tòi nghiên cứu những kỹ thuật mới, để áp dụng và phát triển chuyên ngành. Tiếp đó là lịch họp rất nhiều công việc khoa phòng, hội họp liên ngành ở các bệnh viện, ngành cấp thành phố...
“Có đôi khi, tôi được công việc cuốn đi, quên cả ăn uống là chuyện bình thường”, ông cười xòa. Nhiều người cũng hỏi sao tôi không mở phòng mạch tư ?! Tôi cũng nói y chang câu nói đó, nhưng nhiều vị khách cứ tưởng tôi đùa, nhưng quả thật tất cả thời gian một ngày của mình, tôi đã dành hết cho công việc, niềm đam mê nghề nghiệp rồi”, Trưởng Khoa ngoại 1 chia sẻ.
Được biết, ngoài công tác chuyên môn ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, trước năm 2018, với sự chỉ đạo của Bộ Y tế và đơn vị quản lý, Trưởng Khoa Ngoại 1 và các đồng nghiệp còn được phân công đi dạy cho sinh viên các Trường Y, các y bác sỹ của nhiều bệnh viện thuộc các tỉnh phía Nam và gắn với thực hiện Đề án 1618 cắm các bác sỹ về các trung tâm y tế. Mục đích là giảm tải cho tuyến trên và tạo cơ hội cho cac đồng nghiệp được tiếp cận điều trị trực tiếp cho bệnh nhân.
Cũng theo Bs Tiến, đến thời điểm hiện nay, con người vẫn chưa biết nguyên nhân (trừ mốt số ít bệnh) của căn bệnh ung thư từ đâu và chưa tìm ra phương án điều trị hữu hiệu nhất. Cho nên, những người làm nghề y đều trăn trở là làm sao đừng để mọi người mắc bệnh và nhất là khi mắc bệnh phải được phát hiện thật sớm ở gia đoạn đầu thì khả năng điều trị khỏi bệnh rất cao.
Chính vì vậy, nỗi niềm đau đáu của nhiều đồng nghiệp có trách nhiệm như Bs Tiến luôn mong ước phải có chương trình tầm soát, phát hiện sớm rộng rải cho toàn dân; nhất là tránh những yếu tố gây ung thư mà người dân không biết nếu thực hiện điều này đồng bộ và rộng khắp thì tỉ lệ ung thư sẽ giảm rất nhiều. Điển hình như hiện nay tỉ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm hẳn, vì biết được nguyên nhân do virus HPV, và mọi người chủ động tầm soát và chích vacxin ngừa bệnh từ xa.
Tôi muốn làm nhiều điều tốt để trả ơn đời
Ngoài công việc chuyên môn điều trị, phẫu thuật khối u, bướu, Bs Tiến còn lập Quỹ từ thiện tennis Mattana để giúp đỡ bệnh nhân nghèo đến điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM nhưng không có tiền đóng viện phí, hay phẩu thuật, mua thuốc điều trị...Những việc làm này, ông đã duy trì gần 20 năm nay. Hằng năm hội từ thiện thường tổ chức giải tenis ngoài tạo sân chơi thể thao cho các anh em đồng nghiệp trong, ngoài bệnh viện. Đồng thời, huy động mọi người quyên góp tiền từ thiện cho mục đích xã hội, như xây nhà tình thương, xây cầu bê tông đi lại cho nhân dân vùng khó khăn và ủng hộ những bệnh nhân nghèo không có tiền điều trị bệnh, với số tiền hàng năm trên tỷ đồng.
Bs nói thêm: “Tôi chỉ vui, hạnh phúc với nghề, khi được chữa bệnh cho bệnh nhân bằng cả trái tim yêu nghề cao nhất, với trách nhiệm cao nhất dành sự sống cho họ trước những căn bệnh ung thư quái ác đang bào mòn cơ thể bệnh nhân qua mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ...Sau đó, ra khỏi phòng bệnh, bệnh nhân khỏe mạnh, xuất viện về với gia đình, người thân là tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhiều bệnh nhân khỏe mạnh, đã liên lạc, tặng quà vật chất cho tôi để tỏ lòng biết ơn. Nhưng món quà mà họ tặng cho tôi đáng quý nhất, là đặt niềm tin về chuyên môn vào BV, vào khoa phòng, vào BS đang điều trị cho họ. Và khi bệnh nhân khỏi bệnh về nhà, thì họ luôn tôn trọng những người hành nghề y", BS Tiến chia sẻ thêm.
Mỗi câu chuyện, mỗi việc của Bs Tiến là sự xuất phát từ niềm say mê, trân trọng nghề y mà mình đã lựa chọn từ thuở ban đầu mới bước chân vào giảng đường Đại học. Cũng từ sự trân quý, sống có trách nhiệm và cái tâm với nghề, mà cuộc sống hiện tại, với ông dù vật chất của cải không bằng rất nhiều người, nhưng Bs tâm sự bản thân rất mãn nguyện. Bs Tiến tâm sự: “Ngoài câu chuyện của nghề y nói mãi không hết chuyện, thì ở nhà tôi, tôi có một người vợ yêu thương, luôn chăm lo săn sóc động viên mình làm việc. Đến 2 người con được sinh ra, nuôi nấn chăm ngoan, học giỏi đã chọn, theo nghề của cha. Rồi có được cương vị Trưởng Khoa Ngoại 1, và là một bác sỹ đầu ngành về phẫu thuật ung thư phụ khoa...
Với nụ cười tươi hiền từ, Ông nói: “Tôi xét thấy cuộc đời này đã cho tôi qua nhiều điều tốt. Nên tôi phải nâng niu cuộc sống hiện tại và quyết tâm phát triễn ngành nghề để không phụ lòng thương yêu của người bệnh dành cho mình”.
Ông khiêm tốn sẻ chia, với các con, ông có lẽ là tấm gương lao động cần mẫn và say mê với nghề, yêu thương bệnh nhân như người nhà mà chữa bệnh cho họ, nên các cháu cảm nhận được đấy mà đi theo nghề y, để tiếp bước giúp cho ba mẹ làm nhiều việc tốt, việc có ích cho xã hội.
Chia tay Bs Tiến ra về, giữa con đường thênh thang của phố xá tấp nập của dòng người mưu sinh, bất chợt nhớ đến lời tâm sự của ông giữa những ngày tháng 2 có một ngày Thầy Thuốc Việt Nam, xin ghi ra lời tâm sự ấy: Là bác sỹ, tôi phải học suốt đời, là để tận tâm phục vụ cho mục đích cứu người. Nếu muốn làm giàu thì chắc chắn không ai thích đi làm bác sỹ. Còn đã là bác sỹ, đừng vì chút lợi ham muốn mà làm giàu trên “ đồng tiên xương máu” của người bệnh. Phải thực hiện những điều y đức và lời dạy của Bác: “Phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”, lúc đó, người bác sỹ mới vững tâm, tự tin, trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình./.
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2023), Bác sỹ Chuyên Khoa II, Trưởng khoa Ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Nguyễn Văn Tiến tâm sự chân thành về nghề y: Bác sỹ là phải học suốt đời, là tận tâm phục vụ với mục đích cứu người. Nếu muốn làm giàu thì chắc không ai đi làm Bác sỹ! Đừng vì chút lợi ham muốn mà làm giàu trên “ đồng tiên xương máu” của người bệnh. Phải thực hiện những điều y đức và lời dạy của Bác Hồ đối với những người thực hiện thiên chức ngành y: “Phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn...”. |