Không có công việc nào là ổn định, chỉ có năng lực ổn định mà thôi. Muốn có một công việc như ý muốn mỗi người trong chúng ta phải rèn giũa năng lực, phải tìm mọi cách kiếm tìm cơ hội cho chính mình để có thể nâng cao năng lực. Một khi năng lực thuần thục được nâng cao thì chắc chắn bản thân chúng ta sẽ rất dễ dàng trong quá trình tìm việc. Môi trường hay công việc chỉ tác động một phần, phần còn lại do năng lực của bản thân. Nếu ta siêng năng cần mẫn mài giũa năng lực thì bản thân chúng ta sẽ được nhìn nhận như một người có giá trị, như một người được người khác học hỏi và mến phục.
Có rất nhiều người khi lý giải hai từ "ổn định" lại xuất phát từ bản chất công việc. Tuy nhiên sự lý giả ấy hoàn toàn sai lầm và phiến diện, bởi công việc luôn luôn thay đổi, sự ổn định ở đây là phụ thuộc vào con người. Nếu như một người cả ngày không làm gì thì dù có ở trong cơ quan nhà nước cũng sẽ sớm bị mất việc, hoặc ít nhất là bị những bộ phận trung tâm của cơ quan từ chối, chỉ có thể làm những công việc vặt vãnh và tất nhiên là "nghèo ổn định". Ổn định không nên trở thành tiêu chí tìm việc đầu tiên, mà hãy tìm một nơi làm việc giúp ta có thể trưởng thành, đó mới là ưu tiên hàng đầu. Bởi những va vấp từ cuộc sống, những va chạm của cuộc đời sẽ nhanh chóng giúp chúng ta thoát khỏi sự lười biếng và nhanh chóng trưởng thành để có thể hòa nhập vào đời sống.
Khi chúng ta lớn lên, chúng ta đều lựa chọn nơi làm việc và lựa chọn công ty để đầu quân, người viết thiết nghĩ nếu phải lựa chọn nên lựa chọn một công tu có thể dạy bạn khả năng cạnh tranh, dạy bạn bản lĩnh đương đầu với khó khăn, thách thức chứ không phải là nơi bạn có thể nghỉ ngơi trong lúc làm việc. Bởi những người không có khả năng cạnh tranh thì ở bất cứ địa vị nào cũng có khả năng bị thay thế, do đó mỗi người phải không ngừng nâng cao năng lực của mình, rèn giũa bản thân để trở nên có thể tốt hơn và linh hoạt hơn, dễ dàng đối phó với những biến cố sẽ xảy ra trong cuộc sống. Cho nên, mỗi người cần phải bồi dưỡng năng lực cạnh tranh cho bản thân, đây mới là nền tảng vững chắc để có thể tìm kiếm sự ổn định. Nếu bạn là người dễ bị người khác thay thế, điều đó chứng tỏ bạn chưa trang bị đủ năng lực cạnh tranh cho mình.
Không tự làm khó bản thân thì mãi mãi không tốt lên được. Hãy tưởng tượng một con ếch được bị bắt vào một chiếc nồi, khi bắc nồi lên bếp, ban đầu nước rất nguội nhưng dần dần nước cứ nóng dần lên rất nhiều lần sau đó cuối cùng con ếch bị luộc chín mà không hề hay biết. Bởi vậy mỗi người phải biết tự đặt mình vào những khó khăn để có thể tự mài giũa mình nhằm có thể tăng khả năng chống chọi của bản thân mình. Nếu như bản thân không lâm vào tình cảnh khó khăn thì chắc chắn mỗi người sẽ không bao giờ có thể trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên có những người làm khó bản thân quá nhiều lần khiến chính mình bị tụt dốc vì mất đi điểm tựa, bởi vậy mỗi người chúng ta phải luôn lường trước những khó khăn, thách thức để có thể tránh để bản thân rơi vào những tình huống khó xử.
Bên cạnh đó có một điều được xem là chân lý, đó là khi để bản thân rơi vào khó khăn, lúc ấy chúng ta mới nhận ra thực tế cuộc sống và nhìn nhận ra được khả năng của mình. Chúng ta biết rằng bản thân chúng ta có giới hạn và chính chúng ta không vĩ đại như chúng ta nghĩ, và không giỏi đến mức chỉ cần một lần ép mình gồng lên là đã có thể trở nên ưu tú. Điều quan trọng là sau khi nhận ra được thực tế và khả năng của mình, chúng ta tiếp tục kiên trì trên con đường hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Mấu chốt ở chỗ, sau khi nhận ra mình kém cỏi, chúng ta cảm thấy hổ thẹn và có thêm dung khí đi tiếp hay lựa chọn từ bỏ.
Đinh nghĩa "Thiên tài": chỉ có vẻ như đang không cần nỗ lực. Định nghĩa về thiên tài dường như không hẳn là chính xác, bởi có câu nói thành công là 1% còn lại là nỗ lực 99%, câu nói này dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người. Những con người được coi là thiên tài, được ca ngợi trên báo chí, thực chất họ đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều, vì thế nhiều khi trông thấy những thành quả của họ chúng ta nghĩ thành công đến với họ rất nhẹ nhàng, những thật sai lầm bởi họ đã trải qua rất nhiều lần sai, nhiều lần vấp ngã, nhiều lần chịu nhiều điều tiếng từ mọi người để có thể đứng dậy một cách vững vàng chống chọi với nhiều tai tiếng ở xung quanh.
Có những người thành công bề ngoài nhìn họ rất ung dung tự tại, những kì thực là họ cực kì cố gắng, cực kì kiên nhẫn trong quá trình làm việc, bởi chỉ có thể làm việc không mệt mỏi, họ mới có thể chứng minh được giá trị của mình và giúp ích được cho những người khác. Có một sự thật bạn cần biết rằng những người có vẻ không hề nỗ lực, kì thực lại đang vô cùng cố gắng, chỉ là họ nỗ lực vào lúc mà bạn không nhìn thấy, còn khi bạn thấy họ, bạn chỉ thấy được sự thảnh thơi và ung dung của họ mà thôi. Trên thế giới này có rất ít thiên tài, những người mà cho rằng họ là thiên tài kì thực cũng chỉ là những người bình thường như chúng ta, chỉ có điều bạn không nhìn thấy lúc mà họ gồng mình lên cố gắng.
Trong quá trình phát triển và trưởng thành, điều mà mỗi người nhìn ra được đó là những kiến thức mà chúng ta thu thập được trong sách vở thực ra chỉ chiếm một phần rất nhỏ, muốn thực sự giỏi vấn đề gì bản thân mỗi chúng ta phải trải nghiệm nó. Hay nói một cách khác đọc hàng trăm cuốn sách bí quyết viết văn cũng không bằng tự mình ngồi viết ra hàng vạn con chữ. Có những người vừa cố gắng đã muốn mọi người cùng biết thế nhưng có những người lại lặng lẽ cố gắng rồi biểu hiện ra ngoài với thái độ ung dung, nhàn nhã.
Trên con đường trưởng thành ai cũng đã từng sống cho qua ngày. Trong quá trình học đại học chắc chắn rằng mỗi người đã không từng ít lần trải qua cảm giác sống cho qua ngày. Đó là những ngày muốn "nổi loạn", muốn quậy phá để tất cả những sự ràng buộc, những quy tắc phép tắc khắt khe được cởi bỏ, được sống là chính mình sống bằng bản năng của mình. Nhưng điều đó phải mất một thời gian dài con người mới có thể điều chỉnh trở về trạng thái cũ, chính những điều đó khiến cho mỗi người đôi khi tiếc nuối ngẩn ngơ những tháng ngày mình từng cố gắng và trưởng thành.
Những tháng ngày sống mất phương hướng chính là một hành trình mà chúng ta buộc phải kinh qua trên con đường trưởng thành của chính mình, hơn thế nữa nó còn là trải nghiệm tâm lý. Không dám đối diện với những tháng ngày sống tạm bợ ấy đồng nghĩa với việc đường đời của bạn bị cắt bỏ một đoạn, ngắn hơn và cũng đơn điệu đi rất nhiều.
Cuốn sách Đời có thật nhạt nhẽo hay do ta vô vị là cuốn sách cần thiết cho bạn đọc, để các bạn có thể có được tư thế ngắm nhìn thế giới,ngắm nhìn cuộc đời và từ đó tạo cho mình một hành trang sống, kinh nghiệm sống vững vàng hơn.
Theo Hoàng Bạch Diệp / Ngày Mới Online