Phong cách khi bước vào bàn tiệc
Tất cả những tình huống xã giao đều có phong cách riêng. Trong ăn uống cũng tương tự như thế, và từ khóa cho mọi hoạt động giao tiếp được hiệu quả đó là, hãy tử tế và lịch sự.
Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nghi thức và đào tạo kỹ năng, hầu hết chúng ta đều có một câu hỏi khá giống nhau. Vì vậy, tôi liệt kê một số nguyên tắc cơ bản nhất để chúng ta tham khảo.
- Hãy mỉm cười và gửi lời chào những người xung quanh khi bước vào bàn tiệc, như vậy, bạn sẽ trở thành một người thân thiện.
- Túi xách thường được đặt phía sau lưng hoặc bên tay phải, đảm bảo bàn ăn là nơi chỉ để ăn uống và trò chuyện, hãy cất tư trang như điện thoại, sổ sách nếu bạn vừa rời một cuộc họp quan trọng nào đó.
- Ngồi thẳng lưng, tay đặt vuông góc với bàn và đảm bảo đầu luôn được giữ thẳng.
- Đợi cho đến khi mọi người có thức ăn, chúng ta sẽ bắt đầu. Nếu bạn đang ngồi tại một bàn có hơn mười chỗ ngồi, hãy đợi cho tất cả mọi người cùng dùng bữa chúng ta sẽ bắt đầu.
- Những món ăn như cơm chiên, mì và đồ ăn chung, hãy lấy tối đa đủ 3 lần ăn, không lấy nhiều hơn như thế. Ăn quá nhanh hoặc quá nhiều được gọi là một nghi thức xấu. Mỗi lần ăn, chỉ nên cắt một miếng.
- Thức ăn chung không bao giờ được ăn từ đĩa chung, hãy lấy nó ra đĩa riêng, thậm chí đó là món đậu phộng hay các loại hạt được phục vụ ban đầu.
- Chuyển thức ăn tại bàn bằng tay phải, luôn ưu tiên tay phải. Ngoại lệ là nếu ai đó bên trái bạn yêu cầu một thứ gì đó, trong trường hợp này, bạn hãy trực tiếp đưa cho họ.
Sử dụng dao - thìa - nĩa
- Hạn chế tối đa việc gây ra tiếng ồn từ các thiết bị cá nhân và đặc biệt là dụng cụ ăn khi đang ở trên bàn tiệc, hãy sử dụng dụng cụ ăn từ ngoài vào trong và tránh đảo lộn sự sắp đặt từ trước.
Khăn ăn
- Khi vào nhà hàng, hãy lấy khăn ăn đặt lên đùi khi bạn ngồi xuống. Khi dự tiệc ở nhà riêng, hãy đợi cho đến khi chủ nhà dùng khăn ăn rồi mới làm theo. Điều này giúp chúng ta không vội vàng và trở thành một thực khách thiếu tinh tế.
- Gấp làm đôi khăn ăn, nếp gấp hướng về bên trong. Mục đích của việc này là đảm bảo các vết bẩn được chứa vào trong khăn ăn. Hãy dùng tay mở mép khăn ra và chấm, không dùng khăn để lau dài, như vậy sẽ làm bạn ít duyên dáng.
- Khăn ăn sẽ được gấp gọn gàng, đặt trên ghế nếu bạn rời đi và còn trở lại bàn tiệc. Đặt trên bàn ( bên trái) nếu bạn rời bữa tiệc và không quay lại.
Hạn chế những chủ đề nhạy cảm trên bàn tiệc
Chính trị
Điều này khiến cuộc trò chuyện dễ đi đến tranh cãi
Tôn giáo
Đây thường là một chủ đề thiêng liêng và riêng tư đối với nhiêu người. Nhận xét về một tôn giáo cụ thể có thể xúc phạm hoặc gây tôn thương cho người khác.
Tiền bạc
Chủ đề này chắc chắn sẽ khiến hầu hết mọi người khó chịu. Hãy cố gắng không đưa ra quan điểm của mình về một thứ gì đó rẻ tiền hay đắt tiền bởi vì có thể rẻ đối với bạn lại đắt với người khác. Chúng ta phải luôn ý thức được rằng lời nói của chúng ta có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác như thế nào.
Tình dục
Bạn nên giữ chúng riêng tư.
“Ăn chơi”
Khi bạn kể về các bữa tiệc mà mình tổ chức, hay xin lỗi vì tối qua đã uống hơi nhiều rượu, ai đó trong nhóm có thể không thích việc này hoặc nghĩ tiêu cực về việc uống rượu sẽ tự động loại bạn khỏi đối tượng trò chuyện cùng họ trong tương lai.
Bệnh thông thường
Không ai muốn nghe về tình trạng viêm xoang, mụn lưng hoặc cảm lạnh của bạn đâu.
Ăn kiêng
Đừng bao giờ thông báo bạn đang ăn kiêng. Thử tưởng tượng khi bạn vừa gọi món bò sốt phô mai, nhiều người trong bàn lại nói rằng họ đang ăn kiêng, bạn sẽ cảm thấy tồi tệ về những gì đã gọi. Nếu bạn có những hạn chế về chế độ ăn uống, chỉ nên thông báo cho nhân viên phục vụ tại nhà hàng hoặc người chủ bữa tiệc.
Nói xấu người khác
Chắc bạn đã từng nghe câu “Nếu bạn không thể nói bất cứ điều gì tốt đẹp thì đừng nói gì cả”. Nói xấu người khác không mang lại đóng góp gì cho xã hội mà còn khiến bạn trông thật xấu tính.
Bất cứ khi nào tôi nghe ai đó nói xấu người khác, tôi luôn nghĩ rằng nếu họ làm thế với người kia, họ cũng có thể làm điều đó với tôi. Người nói xấu người khác là một người bất an và họ dùng lời lẽ tiêu cực của họ đề khiến bản thân cảm thấy tốt hơn người được nhắc đến.
Thông tin cụ thể về gia đình
Bạn không nên hỏi những chi tiết quá cụ thể. Bạn có thể nhận được câu trả lời khiến đôi bên đều không thoải mái như "Tôi sắp ly hôn" hoặc khiến ai đó khó chịu vì bị hỏi những câu quá riêng tư.
Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi dự tiệc, ăn uống và giao tiếp quanh bàn tiệc!